Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng tụt lợi?

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng tụt lợi?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tụt lợi là vấn đề nha khoa thường gặp phải ở độ tuổi trung niên tuy nhiên nhiều người trẻ cũng đang phải đau đầu về vấn đề này. Mặc dù là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân và yếu tố gây tụt lợi là gì?

Bệnh tụt lợi là bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên và tuổi thành niên cũng có thể mắc phải

Bệnh tụt lợi là bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên và tuổi thành niên cũng có thể mắc phải

Tụt lợi là gì?

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tình trạng lợi di chuyển về phía cuống răng để lộ bề mặt chân răng được gọi là bệnh tụt lợi, hay còn gọi là tụt nướu răng.

Tụt lợi là biểu hiện của việc mất xi măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng, gây tình trạng ê buốt và mất vẻ đẹp thẩm mỹ.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tụt lợi?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết một số nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng tụt lợi:

Bệnh viêm nha chu

Đây là bệnh về nướu (lợi) khi nướu bị nhiễm trùng do khi khuẩn có hại phá hủy mô cơ nướu và men răng hỗ trợ cho răng. Bệnh viêm nha chu là nguyên nhân chính gây tụt lợi

Do Gen

Một số người có cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tụt lợi. Trong thực tế và các nghiên cứu khoa học đã cho thấy 30% dân số có thể dễ dàng mắc phải các bệnh lý liên quan nếu nướu (lợi) dù họ có chăm sóc tốt răng miệng như thế nào.

Do các yếu tố bẩm sinh

  • Do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng
  • Do bị sang chấn khớp cắn làm tăng sinh biểu mô và viêm tại vị trí đó và có thể lan sang cả hàm
  • Do bẩm sinh răng bị lệch ra khỏi cung hàm cũng rất dễ bị tụt

Do thói quen sinh hoạt không đúng cách

  • Do sự co kéo quá mức của phanh môi và phanh má gây ra tình trạng tụt lợi của hàm răng bên dưới
  • Nếu bạn có đi nắn chỉnh răng hay đã từng đi điều trị vùng quanh răng cũng là một lý do kiến bị tụt lợi
  • Do đánh răng không đúng cách và bàn chải cứng: đa số gặp ở người lớn tuổi sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng và không đúng cách sẽ gây hại cho men răng, nhanh mòn và lợi sẽ bị tụt xuống. Tình trạng tụt lợi không liên quan đến viêm này thường chỉ gặp phải ở một răng, một vài răng, chỉ hay gặp ở răng nanh chứ ít gặp ở vùng răng cửa
  • Do chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa đúng cách: đánh răng không thường xuyên đều đặn, không có thói quen dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng sẽ gây nên tình trạng xuất hiện các mảng bám bám quanh răng, gây tụt lợi. Nếu bạn gặp tình trạng cao răng này, nên đi loại bỏ chúng tại nha khoa

Do thay đổi nội tiết

Sự thay đổi và biến động hàm lượng hormone nữ trong cuộc đời của họ ví dụ như trong độ tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh có thể làm cho lợi nhạy cảm và dễ bị tụt.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tụt lợi

Tụt lợi ban đầu có các triệu chứng như: viêm nướu, sưng đỏ tấy; khi chải răng hoặc cắn phải vật cứng sẽ chảy máu chân răng. Về lâu dài, bệnh tụt lợi gây chảy máu thường xuyên, co tủy răng, hôi miệng, tiết nhiều nước bọt, răng lung lay dễ rụng đi.

Tụt lợi để lại hậu quả như thế nào?

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Kỹ thuật Phục hình răng chia sẻ, tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng tụt lợi có thể để lại một số hậu quả như sau:

  • Tụt lợi làm bề mặt chân răng lộ ra nên dễ bị sâu chân răng, chân răng mòn khi chải răng làm lộ ngà răng gây ê buốt răng khi bị kích thích nóng lạnh, chua ngọt.
  • Tụt lợi vượt quá ranh giới lợi dính – niêm mạc tiền đình thì bờ lợi thường xuyên bị co kéo trong các hoạt động chức năng nhai làm bong lợi khỏi bề mặt răng
  • Tụt lợi tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn và vi khuẩn tích tụ nhất là tụt lợi vùng kẽ răng
  • Ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của nhóm răng phía trước

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp, bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, lâu dần có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của người bệnh. Vì thế khi có dấu hiệu của bệnh tụt lợi, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám Nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị triệt để.

Tuyển sinh Trung cấp Kỹ thuật Phục hình răng (Nha Khoa)

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo Trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội học tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...