Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng và cách chăm sóc

Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng và cách chăm sóc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi trẻ mọc răng không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn dẫn đến nhiều sự thay đổi về sức khoẻ của trẻ. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng và những cách chăm sóc giúp trẻ thoải mái trong giai đoạn này!

Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 – 30 tháng tuổi

Mọc răng là quá trình phát triển tất yếu của mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ em. Giai đoạn mọc răng trẻ sẽ rất khó chịu và vấn đề chăm sóc cho trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải kiểm tra kỹ càng và nhận biết được những dấu hiệu mọc răng của trẻ cũng như biết cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ để trẻ cảm thấy được thoải mái trong giai đoạn này nhé!

Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng là khi nào?

Thông thường, 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu nhú mọc chiếc răng đầu tiên của mình và quá trình này kết thúc khi trẻ được 30 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ trên 6 tháng mọc răng muộn và mọc sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi. Vấn đề này phụ huynh không cần quá lo lắng, bởi theo Bác sĩ Nha khoa trẻ em cho biết thời gian chênh lệch sẽ không quá 01 năm, có thể là do di truyền hoặc cấu trúc răng dẫn đến việc trẻ mọc chậm/sớm.

Sau đây là các mốc thời gian mọc răng của trẻ, chỉ mang giá trị tham khảo:

Hàm trên Thời điểm mọc răng Hàm dưới Thời điểm mọc răng
Răng cửa giữa 8 – 12 tháng Răng cửa giữa 6 – 10 tháng
Răng cửa bên 9 – 13 tháng Răng cửa bên 10 – 16 tháng
Răng nanh 16 – 22 tháng Răng nanh 17 – 23 tháng
Răng hàm sơ cấp 13 – 19 tháng Răng hàm sơ cấp 14 – 18 tháng
Răng hàm thứ cấp 25 – 33 tháng Răng hàm thứ cấp 23 – 31 tháng

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Sau đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bắt đầu mọc răng, các bậc phụ huynh hãy lưu ý nhé!

Chảy nhiều nước dãi

Nhờ cơ chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tại thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy nước dãi. Cùng với chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa được hoàn thiện và khoang miệng của trẻ còn nông nên khiến cho nước dãi chảy ra ngoài rất nhiều.

Đây chính là một dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên và các răng mọc đầy đủ thì hiện tượng chảy nước dãi sẽ giảm dần.

Xung quanh cằm và miệng nổi mẩn

Nước dãi chảy nhiều khiến cho vùng da xung quanh cằm và miệng của trẻ dễ bị nỗi mẩn. Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng, các bậc phụ huynh nên lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng xem trẻ có bắt đầu mọc răng không nhé!

Hay nhai cắn

Khi mầm răng nhú lên sẽ khiến cho hàm bị ngứa ngáy, lúc này trẻ sẽ cắn tất cả mọi thứ để có thể làm giảm cảm giác này. Vì thế các bậc phụ huynh nên chuẩn bị sẵn các đồ gặm nướu để không làm tổn thương đến lợi cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

Trẻ có thể bị sốt nhẹ

Mọc răng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ cũng bị thay đổi, dẫn đến tình trạng sốt. Do đó, bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi thân nhiệt của trẻ và có những biện pháp xử trí kịp thời như: chườm ấm, cho trẻ bú nhiều, thay quần áo thoáng mát cho trẻ hoặc đưa đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra chính xác tình trạng của trẻ.

Bú kém hơn

Mọc răng khiến cho lợi của trẻ bị đau nhức, làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và có thể bú kém hoặc bỏ bú. Nếu trường hợp kéo dãi thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được kịp thời xử lý.

Trẻ quấy khóc

Mọc răng khiến cho trẻ khó chịu và quấy khóc, tuy nhiên không phải dấu hiệu này lúc nào cũng đúng vì còn tuỳ thuộc vào thể trạng của từng bé!

Ngoài ra, khi trẻ bắt đầu mọc răng còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như: Ho không kèm sốt, hay giật mình, ngủ không ngon giấc, … Vì thế, khi trẻ xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu trên, bậc phụ huynh nên kiểm tra vùng nướu, lợi thật kỹ để có biện pháp chăm sóc trẻ thích hợp nhé!

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi mọc răng

Cách chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào?

Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ khi mọc răng đúng cách, giúp trẻ thoải mái trong giai đoạn mọc răng được GV Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ:

  • Trong mỗi bữa ăn, tìm cách tạo hứng thú cho trẻ, chia làm các bữa ăn nhỏ, nấu cháo hoặc nấu nhừ, trang trí bắt mắt và không ép trẻ em.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa Vitamin vào thực đơn hàng ngày, vừa giúp tăng cường sức đề khắng, vừa giúp giảm đau cho trẻ khi mọc răng.
  • Khi trẻ bị sốt, nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có thể dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt. Nhưng nếu lâu ngày không giảm hoặc sốt cao thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
  • Tăng cường cữ bú cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và cho trẻ uống thêm nhiều nước (ngoài bú sữa) đối với trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Vệ sinh răng miệng trẻ sạch sẽ bằng cách sử dụng khau lau, đeo yếm khi trẻ chảy nước dãi nhiều.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại gel mọc răng tự ý khi chưa tham khảo ý kiến bản sĩ.
  • Khi trẻ lớn có thể cho trẻ sử dụng bàn chải lông mềm, hạn chế ăn đồ ngọt và uống sữa ban đêm.

Thông tin bài viết được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc!

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em

Biết được những bệnh răng miệng trẻ em thường hay mắc phải nhất sẽ giúp ...