Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Các loại nước súc miệng tốt cho người bệnh Viêm lợi

Các loại nước súc miệng tốt cho người bệnh Viêm lợi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng khá thường gặp. Bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng được cải thiện từ việc súc miệng hàng ngày bằng các loại nước súc miệng quen thuộc.

Các loại nước súc miệng tốt cho người bệnh Viêm lợi

Các loại nước súc miệng tốt cho người bệnh Viêm lợi

Súc miệng bằng nước muối

Theo lời các bác sĩ nha khoa tổng quát cho biết, nước muối là dung dịch được sử dụng nhiều nhất trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, nước muối có thể chữa lành các vết loét trong miệng, khử trùng, loại bỏ thức ăn thừa và chữa lành viêm lợi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bỏ 2,5 – 3,75g muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều.
  • Súc miệng bằng dung dịch nước muối này trong vòng khoảng 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra ngoài.
  • Bạn có thể súc miệng với nước muối theo cách như trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu, dùng dịch nước muối quá đặc có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.

Súc miệng bằng dầu dừa

Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dầu dừa chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi.

Súc miệng bằng dầu dừa cũng có thể giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang.

Cách thực hiện việc súc miệng bằng dầu dừa trị viêm lợi như sau:

  • Cho khoảng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn vào miệng.
  • Súc dầu trong miệng 20 – 30 phút. Cẩn thận đừng để dầu dừa chạm vào cổ họng.
  • Nhổ nước súc miệng ra.
  • Súc miệng lại bằng nước.
  • Nhổ nước ra.
  • Uống 1 ly nước đầy.
  • Chải lại răng.

Lưu ý: Trên thực tế dầu dừa là an toàn nhưng bạn nên cẩn thận không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, dầu dừa có chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.

Súc miệng bằng tinh dầu sả

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng 2–3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước.
  • Súc miệng bằng dung dịch trên trong vòng khoảng 30 giây.
  • Sau đó nhổ dung dịch nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể súc miệng theo cách trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.

Súc miệng bằng lô hội

Các nhà nghiên cứu cho biết, lô hội có hiệu quả tương đương với nước có chất chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.

Bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.

Cách thực hiện:

  • Ngậm nước lô hội trong miệng trong vòng 30 giây.
  • Nhổ dung dịch súc miệng ra.
  • Lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Những người bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

Nước súc miệng điều trị bệnh viêm lợi

Nước súc miệng điều trị bệnh viêm lợi

Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá Melaleuca Alterfolia ở Úc. Theo một nghiên cứu năm 2014, nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm chảy máu lợi đáng kể và cải thiện tốt một số bệnh lý răng miệng khác.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào khoảng 225ml nước ấm.
  • Súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra.
  • Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng.

Lưu ý: Nếu bạn dùng tràm trà lần đầu tiên, bạn nên pha tinh dầu thật loãng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, phát ban hay nóng nhẹ. Tinh dầu tràm trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng viêm lợi, người bệnh cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng gây kích ứng cho răng lợi.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Chảy máu chân răng và dấu hiệu của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng

Khi chứng kiến tình trạng chảy máu chân răng, có khả năng người bệnh đang ...