Danh mục
Trang chủ >> Sức Khỏe Răng Miệng >> Bệnh răng miệng và lời khuyên từ chuyên gia

Bệnh răng miệng và lời khuyên từ chuyên gia

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Theo thống kê 90% người Việt mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,… nhưng phần lớn các bệnh răng miệng lại chưa nhận được sự quan tâm của mọi người.

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến

                                                                    Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến

Báo cáo Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, có hơn 90% dân số mắc các bệnh về răng lợi. Trong đó, 75% người bị sâu răng, 90% người trưởng thành viêm lợi và viêm quanh răng. Riêng ở trẻ em 6 – 8 tuổi, hơn 85% sâu răng nhưng 94% không được điều trị.

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến

Thực phẩm vào miệng chúng ta trong ngày rất nhiều, điều này tạo ra môi trường thuận lợi giúp cho vi khuẩn gây bệnh răng miệng phát triển nhanh. Vi khuẩn trong khoang miệng không chỉ là nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… mà còn gây ra các phiền toái khó chịu như dẫn tới suy giảm sức khỏe, ăn uống kém, hôi miệng dẫn đến ngại giao tiếp…

Họ thường chỉ thăm khám khi bệnh có diễn biến nặng gây rất nhiều khó khăn trong điều trị và rất khó chữa dứt điểm.

Theo nhân viên chuyên khoa, hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh răng miệng – sâu răng, nhưng đối tượng phổ biến và thường gặp nhất vẫn là trẻ em. Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nóng cũng có thể là triệu chứng của sâu răng.

Nguyên nhân chính gây sâu răng là hiểu sai về bệnh răng miệng. Mảng bám thức ăn thừa trên răng không được vệ sinh sạch, sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở và các bệnh răng miệng, hình thành chấm đen li ti. Theo thời gian, sâu răng ngày càng phát triển, gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi nhai. Nếu không có sự can thiệp của nha sĩ, sâu răng không chỉ gây chết tủy mà còn khiến bệnh nhân cảm thấy phiền toái.

Cách phòng chống bệnh răng miệng – sâu răng mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là giữ vệ sinh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng/lần. Ngoài ra, nên đánh răng vào 2 lần/ngày và hạn chế ăn, nước uống có ga đồ ngọt vào buổi tối.

Viêm lợi bệnh hôi miệng nguy cơ cao

Đây là bệnh gây tổn thương đến mô bao quanh và nâng đỡ răng. Lợi của người bệnh sẽ bị sưng đỏ, có thể nhìn thấy mảng bám, đặc biệt là khi đánh răng. Viêm lợi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm quanh răng, mất răng.

Các thể viêm lợi thường gặp

Các thể viêm lợi thường gặp

Để điều trị bệnh răng miệng này, dùng chỉ nha khoa, loại bỏ các mảng bám, vệ sinh răng miệng tốt.

Viêm quanh răng (bệnh nha chu)

Ngoài sâu răng, viêm quanh răng là bệnh răng miệng có tỷ lệ người mắc rất cao. Bác sĩ Phạm Thị Huyền Trang, Trưởng đơn nguyên Răng hàm mặt, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho biết bệnh gây tổn thương lợi, các dây thần kinh tại vị trí lợi, xương ổ răng và xương răng, có thể gây đau, hôi miệng, chảy máu khi đánh răng, nướu đỏ, sưng, răng bị lung lay khi nhai. Bệnh nha chu rất dễ mắc ở trẻ nhỏ cùng theo dõi chuyên mục nha khoa trẻ em để nắm được thông tin cách phòng các bệnh phổ biến

Hôi miệng – bệnh răng miệng dễ mắc

Hôi miệng – bệnh răng miệng dễ mắc

Hôi miệng – bệnh răng miệng dễ mắc

Theo bác sĩ Đỗ Thành Đạt bệnh hôi miệng- một bệnh răng miệng tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp.

Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho các loại bệnh răng miệng phát triển. Khi ăn, một số thức ăn nhỏ dính trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi; ăn các loại thức ăn có mùi nồng như hành, tỏi…Lượng nước bọt không đủ để làm sạch răng cũng có thể là nguyên nhân của hôi miệng. Ngoài ra, bị mắc các bệnh răng miệng như nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi…cũng có thể bị hôi miệng.

Lời khuyên bác sỹ về bệnh răng miệng

Bệnh răng miệng tuy không gây nhiều nguy hiểm nhưng thường gây nhiều phiền toái trong ăn uống, sinh hoạt do đó bạn nên có phương pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng phù hợp như dung chỉ nha khoa, chế độ ăn uống ít đường, vệ sinh thường xuyên răng miệng…Bên cạnh đó cũng nên theo dõi răng miệng theo định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị nếu mắc phải các bệnh về răng miệng.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Chụp x-quang răng khôn: Khi nào là quyết định hợp lý?

Chụp X-quang răng khôn là công cụ quan trọng giúp nha sĩ hiểu rõ về ...