Có 2-10%, số chị em mang thai bị mắc bệnh tiểu đường thai kì, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy mà các chuyên gia khuyến cáo các chị em nên chủ động kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong thời kì mang thai.
- Đau mắt đỏ mấy ngày thì khỏi
- Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ chữa cận thị
- Xoa bóp bấm huyệt trị viêm khớp quanh vai
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon Thông thường, khi ăn hệ tiêu hóa sẽ chuyển thức ăn thành glucose, qua sự trợ giúp của insulin, các glucose sẽ chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Trong quá trình mang thai, các hormone có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin, insulin không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng, tồn tại trong máu của bạn chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất, nhưng nếu đã từng bị tiểu đường trong lần mang thai đầu thì nguy cơ tái phát bệnh rất cao.
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ
Để có thể biết chính xác kết quả có bị tiểu đường thai kì hay không thì các chị em nên đến cơ sở Y tế, thực hiện các xét nghiệm Y tế tiểu đường thai kì vì bệnh này có rất ít dấu hiệu để nhận biết.
Chị em phụ mang bầu có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30, đã từng sinh trẻ có trọng lượng khoảng 4,5 kg hoặc hơn, đã từng có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc có người thân từng bị.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Với những chị em phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai thì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp chị em kiểm soát cũng như là ổn định được mức đường huyết của bệnh tiểu đường.
- Tránh những thực phẩm nhiều đường vì nếu bạn càng ăn nhiều đường thì mức đường trong máu của bạn càng cao.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… vì các loại thực phẩm này sẽ giúp giải phóng đường chậm, tạo điều kiên cho cơ thể có đủ thời gian chuyển hóa.
- Tăng cường thêm những thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể như rau xanh, trái cây như táo, lê, chuối, xoài, đu đủ….
- Duy trì thực phẩm có hàm lượng chất béo ở mức cơ bản, cơ thể mẹ bầu cần chất béo để chuyển hóa các loại vitamin, khoáng chất như: dầu oliu, dầu thực vật…
- Chi nhỏ bữa ăn, mỗi ngày chị em nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày gồm 3 bữa chính, 2,3 bữa phụ và đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng.
Cách phòng tránh bị tiểu đường thai kỳ
- Kiểm tra sức khỏe định kì, chị em mang thai nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu sẽ giúp theo dõi những biến động và chủ động phòng ngừa bệnh hơn.
- Uống thuốc theo sự hưỡng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
- Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kì.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể dung nạp được bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hay bơi lội.