Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng ở nướu răng và trong miệng?

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng ở nướu răng và trong miệng?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là tình trạng thường thấy. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng có đầy đủ kiến thức về căn bệnh này.

Bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh, từ đó có cách xử lý an toàn, hiệu quả và tránh tình trạng lây nhiễm cho con.

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là biểu hiện bệnh gì?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn mụn trắng trong miệng của trẻ thường xuất hiện ở vùng lưỡi, nướu, mặt trong má và môi, niêm mạc miệng với những triệu chứng như có nốt chấm màu trắng, mụn nước. Thông thường, các nốt mụn này vỡ sẽ gây ra những vết loét nhỏ, khiến trẻ cảm thấy khó chịu trong quá trình ăn uống. Nếu các bậc phụ huynh không có phương pháp chăm sóc cũng như xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho con thì thì những vết loét này sẽ lâu lành, nguy cơ viêm nhiễm cao.

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là do:

  • Cặn sữa mẹ đọng lại trong khoang miệng: Mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh có thể là do cặn sữa mẹ đọng lại trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh;
  • Do trẻ dùng nhiều kháng sinh nên hệ vi khuẩn bên trong cơ thể bị rối loạn khiến các nốt trắng mọc ở miệng;
  • Một số trường hợp miệng hay nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do bệnh nấm miệng hay nhiễm trùng nấm Candida Albicans gây ra. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Răng miệng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây nên viêm nhiễm. Đặc biệt là đối với những bé bú bình nhưng núm vú lại không được làm sạch và khử trùng thật kỹ.
  • Bệnh chân tay miệng: Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng cũng có thể là triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mụn trắng sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí hơn, như tay chân chứ không riêng ở khoang miệng.
  • Nếu mẹ đang dùng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng axit, steroid, bị dị ứng, stress hoặc thường xuyên ăn đồ ngọt,… cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm và lây sang cho con khiến trẻ xuất hiện các mụn trắng trong miệng.

Tình trạng nổi mụn trắng trong khoang miệng là bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ, khá lành tính và sẽ nhanh khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì những nốt mụn trắng trong miệng sẽ lây lan rất nhanh. Khi các vết loét lây sang khắp vòm họng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn, quấy khóc và dẫn tới biếng ăn, bỏ bữa, sụt cân. Nguy hiểm hơn là những vết loét lan xuống thanh quản và họng, phổi hoặc dạ dày. Vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường trong khoang miệng của con, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Cách điều trị mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh

Nếu những nốt mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ là cặn sữa mẹ hoặc nhiệt miệng thông thường thì sẽ không quá nguy hiểm tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu nổi nổi mụn trắng trong miệng kèm theo các dấu hiệu đau khó chịu thì bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Khi phát hiện các nốt mụn trắng ở trong khoang miệng của con, việc đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất, bố mẹ nên rơ lưỡi (trẻ sơ sinh) và đánh răng (trẻ lớn) cho con đều đặn 2 lần/ ngày;
  • Giặt sạch sẽ quần áo cho con, vệ sinh núm vú, đồ chơi và những vật dụng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng mụn trắng trong miệng;
  • Cho trẻ ăn những loại thực phẩm lỏng như cháo, súp, có tính mát để không làm trẻ thấy khó chịu;
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, mặn hoặc nóng vì sẽ khiến các vết loét đau, dễ viêm nhiễm nhiều và rất khó lành.
  • Nếu trẻ nhỏ thì tích cực cho con bú sữa mẹ, sữa công thức. Còn với trẻ lớn hơn thì cho con uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả.

Chuyên gia Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng, việc thực hiện những cách chăm sóc khoa học tại nhà là điều vô cùng cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ để chẩn đoán và có phương pháp điều trị mụn trắng trong miệng thích hợp. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ và hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc con hiệu quả.

Nhìn chung, tình trạng nổi mụn trắng trong khoang miệng là bệnh thường gặp ở trẻ, khá lành tính và sẽ nhanh khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng. Do đó khi trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp xử trí phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Hiểu rõ hơn về răng nhiễm fluor và cách bảo vệ răng của bạn

Răng nhiễm fluor xảy ra khi cơ thể tiêu thụ fluor ở mức cao trong ...