Đau cổ gáy trong Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị trong đó có phương pháp xoa bóp bấm huyệt là cách đơn giản nhất để phòng và trị bệnh hiệu quả.
Phòng chữa đau cổ gáy nhờ xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền
Phong phủ: vị trí sau gáy giữa xương chẩm với đốt sống cổ C1. Tác dụng: khử phong tà, lợi cơ khớp, thanh thần trí…
Đại chùy: vị trí dưới gai đốt sống cổ C7. Tác dụng: giải biểu thông dương, sơ biểu tà, tăng sức đề kháng…
Đại trữ:vị trí dưới mỏm gai đốt sống lưng D1 đo ngang 1,5 tấc (huyệt hội của cốt). Tác dụng: khu phong tà, điều cốt tiết, thư cân mạch…
Huyền chung:vị trí trên mắt cá ngoài 3 tấc (huyệt hội của tủy). Tác dụng: tiết hỏa, đuổi phong thấp ở kinh lạc…
Thiên trụ: vị trí giữa chân tóc gáy đo lên 0,5 tấc (huyệt á môn) đo ngang 1,3 tấc. Tác dụng: trị đau sau đầu, suy nhược thần kinh…
Phong trì: vị trí phía sau tai chỗ hõm chân tóc. Tác dụng: khử phong, giải biểu, sơ tà thanh nhiệt, thông lợi cơ khớp…
Huyệt phong trì
Trên đây là những huyệt cơ bản và có thể thêm huyệt theo “đối chứng trị liệu” như:
Nếu người hay sợ lạnh sợ gió do “nhiễm phong hàn”, thêm huyệt có tác dụng khu phong hàn trừ thấp như: phong môn, ngoại quan, lạc chẩm.
Nếu đau sau vận động quá mức do “sang thương” thêm huyệt tác dụng thư giãn cơ, thông kinh lạc, trấn thống như: khúc trì, hợp cốc…
Trường hợp đau nặng, tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.
Huyệt phong môn: dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 ra ngang 1,5 tấc.
Huyệt ngoại quan: trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.
Huyệt lạc chẩm:nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 tấc.
Huyệt khúc trì:co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Huyệt hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.