Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Hôi Miệng >> Bệnh Hôi Miệng Ở Trẻ Em Điều Trị Như Nào

Bệnh Hôi Miệng Ở Trẻ Em Điều Trị Như Nào

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hôi miệng là một vấn đề tế nhị và khó nói đối với những người bị bệnh. Bệnh hôi miệng tưởng như chỉ có ở người lớn nhưng thật ra ngay cả trẻ em cũng bị. Các chuyên gia nha khoa trẻ em sẽ chia sẻ thêm những kiến thức về căn bệnh này.

Bệnh hôi miệng còn xuất hiện ở cả trẻ em.

Việc tìm ra được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm được cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em.

Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em?

Bệnh hôi miệng ở trẻ em là do sự phân hủy của các chất nhày, chất bám dính đọng ở trên lưỡi, ở các kẻ răng và ở trên mũi của bé. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ em như:

– Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ không tốt: đối với trẻ em, việc đánh răng đôi khi là một cực hình đối với trẻ, vì trẻ em rất lười đánh răng hoặc nếu tự đánh răng sẽ không đúng cách. Vì vậy các mảng bám thức ăn còn đọng lại trên răng, lâu ngày sẽ phân hủy tạo ra mùi hôi.

– Vệ sinh lưỡi không sạch khiến cho lưỡi bị dơ, đóng nhiều bợn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.

– Bé bị các bệnh lý về răng miệng: sâu răng, viêm nướu…

– Bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan…

– Tình trạng khô miệng khi bé bị ngạt mũi phải thở bằng miệng sẽ khiến các loại vi khuẩn trong môi trường có cơ hội xâm nhập vào miệng bé phát triển và gây bệnh.

– Trường hợp bé bị mắc một số bệnh trong cơ thể cũng có thể gây hôi miệng.

– Chế độ ăn uống hằng ngày cũng là cơ chế gây ra tình trạng hôi miệng ở bé, việc ăn uống nhiều chất đường, chất béo, nhiều hành, tỏi…trong khẩu phần ăn mà các mẹ nghĩ rằng trẻ em chỉ cần ăn nhiều là sẽ tốt, thì lâu dần cũng dẫn đến việc bé bị hôi miệng.

– Bé có thói quen mút tay, ngậm ti giả cũng là những nguyên nhân gây bệnh.

Cách chữa bệnh hôi miệng cho bé

dieu-tri-hoi-mieng-o-tre-em

Tập cho bé thói quen đánh răng để ngăn ngừa bệnh hôi miệng.

Để trẻ không bị bệnh hôi miệng, phụ huynh nên tập cho bé những thói quen tốt cho răng miệng ngay từ khi bé còn nhỏ.

– Dạy bé cách đánh răng: Dạy bé đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Đặt nhẹ bàn chải một góc 45 độ so với răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng. Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các nhóm răng. Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng một cách thường xuyên và có hiệu quả nhất (cho bé vệ sinh răng miệng sau khi thức dậy mỗi sáng, sau khi ăn, trước khi đi ngủ).

– Đối với những trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng thì bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau răng miệng cho bé. Bố mẹ chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau và có cảm giác khó chịu. Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng có thêm tác dụng chải lưỡi. Vì thế ta nên kết hợp cho bé sử dụng trong mỗi lần bé đánh răng.

– Cha mẹ nên tự thiết lập lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, cho bé ăn hạn chế một số loại gia vị gây mùi như hành, tỏi trong thực đơn hằng ngày.

– Tập cho bé có thói quen uống nhiều nước để tăng lưu lượng nước bọt trong khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn gây mùi từ khoang miệng.

– Kiểm tra răng miệng định kỳ cho bé: để đảm bảo việc bảo vệ răng miệng cho bé tốt hơn, cha mẹ nên đưa bé đi khám răng định kỳ trung bình 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh răng miệng.

Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm bớt mùi hôi miệng cho bé như: mật ong, nước muối, chanh… hoặc những bài thuốc đông y trị bệnh.

Trên đây là nhưng cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em, hy vọng sẽ giúp bé đánh bay được mùi hôi miệng, giúp phụ huynh yên tâm để chăm sóc răng miệng cho các bé tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Mòn răng: hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, phương pháp ngăn ngừa và điều trị

Mòn răng xảy ra khi lớp men răng bị tác động của acid từ thức ...