Bệnh loét miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người nhưng nó gây ra sự khó chịu, đau rát khi ăn uống cho người bệnh.
- Mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà
- Nguyên nhân gây ra và cách điều trị bệnh nhiệt miệng
- Nha Sĩ Hướng Dẫn Cách Phòng Tránh Và Giảm Đau Khi Bị Nhiệt Miệng
Chữa viêm loét miệng bằng phương pháp Y học Cổ truyền
Loét miệng hay còn gọi là bệnh nhiệt miệng xuất hiện một hay nhiều vết loét trong khoang miệng. Phương pháp Y học cổ truyền chữa bệnh viêm loét miệng bạn đã biết chưa?
Nguyên nhân gây viêm loét miệng
Theo thông tin Y học mới nhất cho biết hiện tại Y học hiện đạ vẫn chưa xác định được rõ các nguyên nhân và cơ chế sinh ra bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, có một số nhân tố được coi là nguyên nhân gây bệnh như:
- Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin C, PP, B6, B12, kẽm và acid folic.
- Do rối loạn nội tiết ở phụ nữ, khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi mãn kinh.
- Nhiễm khuẩn hay virus khi niêm mạc miệng bị tổn thương do xương đâm, răng cắn vào.
- Do các bệnh tiêu hóa, do di truyền, thần kinh căng thẳng, một số loại thuốc…
- Do ăn nhiều đồ cay nóng gây nóng trong người gây nhiệt miệng.
Phương pháp chữa bệnh viêm loét miệng bằng Y học cổ truyền
Phương pháp chữa bệnh viêm loét miệng bằng Y học cổ truyền
Biến chứng luận trị
Tâm tỳ tích nhiệt
Biểu hiện: trên niêm mạc miệng trong khoang miệng xuất hiện tương đối nhiều vết loét, kích thước khác nhau. Trên mặt vết loét có chất dịch phân tiết màu vàng nhạt, niêm mạc quanh vết loét sung huyết đỏ tươi, kèm theo nóng rát, đau nhức. Thường kèm theo cảm giác bồn chồn, mất ngủ, miệng hôi, khát nước, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng sẻn. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch sác (nhanh – trên 90 lần/phút).
Bài thuốc thường dùng:
Mao lô huyền sâm ẩm: bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, lô căn (rễ lau) 30g, huyền sâm 10g. Thêm 1 lít nước, sắc lấy 450ml, chia ra nhiều lần, uống thay trà trong ngày. Liên tục 3 – 4 ngày. Thích ứng với những trường hợp bệnh phát tương đối nhẹ.
Cầm liên đạo xích thang: hoàng liên 6g, chi tử (dành dành) 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa hoàng 15g, mạch môn đông 10g, liên tử tâm (tâm sen) 5g, mộc thông 6g, trúc diệp 5g, sinh cam thảo 6g. Thêm 1 lít nước, sắc lấy 450ml, chia ra 3 lần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Mỗi ngày 1 thang. Liên tục 4-5 ngày. Dùng trong trường hợp bệnh phát tương đối nặng.
Món ăn – bài thuốc: củ cải tươi 1.000g, ngó sen tươi 500g. 2 thứ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngậm và uống dần trong ngày. Bài thuốc này có thể là bài thuốc đơn giản với nguyên liệu dễ tìm có thể dùng hằng ngày.
Âm hư hỏa vượng
Triệu chứng: miệng đau rát, số vết loét tương đối ít, thường chỉ có 1-2 vết, nhưng dễ tái phát, hoặc vết này khỏi lại sinh vết khác, triền miên không dứt. Vết loét trắng nhợt, niêm mạc chung quanh vết loét chỉ hơi sưng, đỏ nhạt hoặc không đỏ. Chất lưỡi đỏ, khô; rêu lưỡi ít; Mạch tế sác (nhỏ, nhanh).
Bài thuốc thường dùng:
Tri bá địa hoàng thang gia giảm: sinh địa hoàng 10g, thục địa hoàng 10g, sơn thù 6g, sơn dược 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, bạch thược 15g, đương quy 12g, xuyên khung 6g, hoàng bá 10g, tri mẫu 10g, đan bì 12g, trạch tả 10g. Cho 1,2 lít nước vào đun, sắc lấy 450ml chia làm 3 lần uống sáng sớm, trưa, chiều và uống lúc đói bụng. Dùng liên tục trong 4 – 5 ngày, mỗi ngày 1 thang.
Địa hoàng địa cốt bì thang: sinh địa hoàng 15g, tri mẫu 6g, hoàng bá 6g, huyền sâm 10g, mạch môn 10g, sinh sơn dược 10g, đan bì 6g, sinh mẫu lệ (sắc trước) 20g, trạch tả 10g, địa cốt bì 10g, nữ trinh tử 10g. Thêm 1,2 lít nước, mẫu lệ sắc trước khoảng 20 phút, sau cho các vị thuốc còn lại vào sắc tiếp. Sắc lấy 400ml, chia ra 2 lần uống, sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng. Ngày uống 1 thang, liên tục 4-5 ngày. Trà thuốc: sinh địa 9g, tâm sen 6g, cam thảo 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
Dùng lá bọ mẩy chữa bệnh nhiệt miệng
Nghiệm phương
Ngoài ra theo Y sĩ Y học Cổ truyền cho hay còn một số phương pháp chữa bệnh nhiệt miệng như:
Dùng lá bọ mẩy: hái một nắm lá bọ mẩy bánh tẻ, rửa sạch, hong khô, giã nát, cho vào một cái bát, đổ ngập mật ong, ngâm khoảng 30 phút, dùng để ngậm dần, mỗi lần ngậm khoảng 5-10 phút, có thể nuốt nước, sau nhổ bỏ bã.
Dùng lá dạ cẩm: hái một nắm lá dạ cẩm non, rửa sạch, hong khô, lấy từng nhúm nhai nát, ngậm một lúc, nuốt chút nước cốt rồi nhổ bã đi, ngày ngậm 3-4 lần; Hoặc giã nát lá, vắt lấy nước cốt ngậm, uống dần. Một số địa phương, dân gian thường dùng lá dạ cẩm nấu với gạo nếp thành xôi ăn có màu tím đẹp và nó còn có tác dụng chữa viêm loét miệng lưỡi và viêm họng.
Dùng bột ngô thù du: ngô thù du 12g, nghiền mịn, trộn với giấm thành bột nhão, trước khi nằm ngủ đắp lên huyệt dũng tuyền (gan bàn chân) ở 2 bàn chân, dùng ni lông phủ lên, sau dùng băng dính cố định lại, qua 24 giờ thì gỡ ra, làm liên tục 3 ngày.
Dùng kê nội kim (màng mề gà): kê nội kim thiêu tồn tính (cho vào chảo hoặc nồi gang rang đến khi bên ngoài cháy đen, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên chất thuốc), nghiền mịn, ngày bôi vào chỗ vết loét 3 lần. Kết quả thu được: toàn bộ bệnh nhân sau khi bôi từ 2- 4 lần thì hết đau, bôi từ 3-10 ngày thì bệnh khỏi hoàn toàn.
Với những bài thuốc Y học Cổ truyền được nêu ở trên chữa bệnh nhiệt miệng một trong những bệnh răng miệng thường gặp bạn cần phải kiên trì dùng thì mới cho kết quả mong muốn. Chúc bạn thành công!
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn