Bệnh răng miệng là một bệnh nguy hiểm nhưng chưa được mọi người thực sự quan tâm. Vậy nó nguy hiểm như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
- Điểm danh những nguyên nhân dẫn tới ê buốt răng
- Cha mẹ có nên điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ không?
- Mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả ngay tại nhà
Bệnh răng miệng và những vấn đề thường gặp
Các bệnh răng miệng thường gặp
Sâu răng
Sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng. Bệnh sâu răng có một lịch sử dài. Ngày nay, bệnh sâu răng vẫn là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất trên khắp thế giới.
Sâu răng là tổn thương do mất tổ chức cứng của răng, thức ăn dính vào răng, tạo mảng bám, tích tụ vi khuẩn gây sâu răng. Sâu răng dễ nhận biết qua sự thay đổi màu sắc (có vết chấm đen li ti, hoặc vệt đen), tạo lỗ hổng trên răng. Sâu răng nặng sẽ có cảm giác đau, ê buốt, thậm chí có thể gây viêm tủy.
Viêm nướu
Là dạng nhẹ của viêm nha chu, mảng bám và cao răng là nguyên nhân gây kích ứng, sưng, chảy máu, nướu đỏ, hơi thở hôi… Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài dẫn đến viêm nha chu gây tổn thương cho răng, có thể dẫn đến tụt lợi.
Bệnh răng miệng viêm nướu
Vệ sinh răng miệng đúng cách và lấy cao răng định kì sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng, hậu quả do bệnh viêm nướu mang lại.
Răng ngả màu
Màu sắc răng biến đổi so với bình thường.
Theo tin tức Y tế mới nhất cho biết nguyên nhân khiến răng chuyển màu: nhiễm màu nội sinh (dùng thuốc kháng sinh, bệnh bilirubin máu cao bẩm sinh – răng sữa màu xanh, nhiễm màu Porphyrin – răng màu nâu đỏ), nhiễm màu ngoại sinh (thức ăn, nước uống có màu, vi khuẩn sinh màu, vết trám răng…), nhiễm Fluo, mòn răng…
Cao răng
Cao răng (hay vôi răng) là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng.
Bệnh răng miệng cao răng
Vôi răng có thể dẫn đến tình trạng sâu răng và các bệnh về nướu.
Tiêu thân răng
Tiêu quanh răng là một bệnh lý có đặc trưng lá sự phá hủy mô nâng đỡ của răng và mô quanh răng không hồi phục với tiêu xương ổ răng là triệu chứng chính.
Tiêu răng có thể bắt gặp ở cả hàm trên và hàm dưới. Chúng làm buồng tủy dần dần hẹp lại, thân răng có thể bị gãy nếu trường hợp quá nghiêm trọng.
Nếu bạn gặp vấn đề này, nên chú ý đánh răng bằng bàn chải mềm để hạn chế gây thêm tổn thương cho răng và có thể đi hàn chỗ thân răng đang có nguy cơ bị tiêu.
Xem thêm: Bệnh xương khớp
Hôi miệng
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết , bệnh hôi miệng tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp.
Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi ăn, một số thức ăn nhỏ dính trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi, ăn các loại thức ăn có mùi nồng như hành, tỏi…
Lượng nước bọt không đủ để làm sạch răng cũng có thể là nguyên nhân của hôi miệng. Ngoài ra, bị mắc các bệnh như nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi…cũng có thể bị hôi miệng.
Nguồn: phucchinhrang.edu.vn