Chải răng không đúng cách, niềng răng, tẩy trắng răng… sẽ khiến men răng bị bào mòn gây ra các bệnh răng miệng. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến răng ê buốt (hay còn gọi là răng nhạy cảm).
- Hệ Lụy Không Ngờ Từ Việc Lười Đánh Răng
- Bí Quyết Đơn Giản Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Hiệu Quả
- Hướng Dẫn Chọn Bàn Chải Đánh Răng Phù Hợp
1. Ăn thực phẩm có nhiều axit
Tình trạng ê buốt răng có thể buộc bạn phải hạn chế cà chua, quả họ cam quýt, nước quả và các thực phẩm axit ngon bổ khác. Thói quen ham thích quá nhiều thực phẩm và đồ uống giàu axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).
Theo nha sĩ – Cao đẳng dược TPHCM, Nếu không thể hạn chế những món ăn ưa thích này thì hãy ăn một miếng phô mai hay ly sữa sau khi ăn các thực phẩm giàu axit.
2. Sử dụng nước súc miệng quá nhiều.
Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát, nhưng nếu thường xuyên súc miệng bằng nước chuyên dụng hằng ngày, bạn có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng. Đó là vì nước súc miệng có chứa axit và nó sẽ làm cho tình trạng ê buốt răng xuất hiện.
3. Chải răng quá kỹ
Đánh răng quá mạnh cũng có thể khiến bạn ê buốt răng.
Bạn nghĩ rằng chải răng thật kỹ sẽ tốt hơn? Hãy nghĩ lại. Chải răng quá nhiệt tình (hoặc dùng bàn chải cứng) có thể làm tổn thương gốc răng do lợi bị tổn thương. Ngoài ra, nó cũng làm cho men răng bị mòn đi, lộ ra lớp ngà răng. Các lỗ li ti ở ngà răng là những ống siêu nhỏ cho phép các thực phẩm nóng, lạnh và ngọt có thể lọt vào tủy răng.
4. Chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng
Theo nha sĩ – Trung cấp Dược TPHCM
Ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ hơn nhưng đối với 1 số người, chất tẩy trắng răng và 1 số kem đánh răng có chất làm trắng peroxide có thể gây ra cảm giác ê buốt răng. Sự nhạy cảm của răng thường là nhất thời và cách chấm dứt hiện tượng này là ngừng dùng sản phẩm làm trắng răng.
5. Tụt lợi
Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng. Chân răng được bảo vệ bởi các mô lợi. Nhưng nếu bị bệnh viêm nha chu, lợi bị tụt, chân răng lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.
6. Vỡ răng
Ăn đá, kẹo cứng hay cắn ngập răng đều có thể làm mẻ, lung lay thậm chí gãy răng. Một khi chiếc răng đã bị vỡ thì lớp tủy nằm sâu trong răng sẽ rất dễ bị kích thích. Răng bị mẻ cũng dễ nhiễm khuẩn, dẫn tới viêm đau.
7. Nghiến răng
Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng nó cũng không thể chống chọi với hành động nghiến răng. Do quá trình này kéo dài nên men răng sẽ bị bào mòn dần dần.
Dùng miếng bảo vệ răng, thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể giúp hạn chế tật nghiến răng.
8. Làm đẹp cho răng
Lấy cao răng có thể gây ê buốt răng.
Thật không công bằng nhưng đôi khi giữ cho hàm răng trắng ngọc bằng cách chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng lại có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm. Lấy cao răng, trang trí răng… đều có thể khiến răng trở nên nhạy cảm. Nếu cảm thấy băn khoăn về vấn đề này, hãy trao đổi với nha sĩ trước khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp răng.
9. Sâu răng
Sâu răng sẽ khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu. Vệ sinh răng miệng đúng cách, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh và đi khám nha sĩ thường xuyên là cách tốt nhất để giữ cho răng luôn ở trạng thái tốt nhất.