Viêm nướu răng ở trẻ em là hiện tượng nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi đánh răng. Bệnh này rất thường gặp ở trẻ bởi trẻ ít vệ sinh răng miệng dẫn đến nhiễm trùng các mô mềm xung quanh răng
- Sức khỏe răng miệng suy yếu bởi một số thói quen xấu của trẻ
- 5 dấu hiệu giúp phát hiện trẻ mọc răng sớm nhất
- Chuyên gia phục hình răng cảnh báo bệnh sâu răng ở trẻ em
Làm thế nào để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm nướu ở trẻ
Bác sỹ chuyên khoa răng Dương Trường Giang hiện đang công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết đa số trẻ mắc phải viêm nướu là do các bậc phụ huynh ít quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày. Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến viêm nướu răng là ít quan tâm vệ sinh răng miệng dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng nhất là ở khe nướu. Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.
Phương pháp điều trị
- Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.
- Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ. Việc tự ý chữa thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài, việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến viêm nha chu.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em
Cách phòng bệnh
Để phòng bệnh viêm nướu cho trẻ Dược sỹ Trần Văn Chện – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược tại TPHCM đưa ra những lời khuyên đến các mẹ như sau:
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, sau khi cho bé ăn hay bú sữa, phụ huynh nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.
Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Nên cho trẻ đi khám để lấy cao răng (vôi răng) định kỳ mỗi 3 tháng một lần. Trám răng sâu và chỉnh hình răng nếu có sai lệch và điều trị các bệnh lý nguyên nhân nếu có.
Nguồn: phuchinhrang.edu.vn