Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Vai trò quan trọng của răng sữa với trẻ mọc răng

Vai trò quan trọng của răng sữa với trẻ mọc răng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải sai lầm đó là không chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho con, khiến cho sức khỏe răng miệng của trẻ gặp phải những tác động xấu.

Theo giải thích từ các giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết, con người có 2 hệ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa tồn tại từ khoảng 6 tháng tuổi đến 12 tuổi, và sau đó được thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Chiếc răng vĩnh viễn mọc đầu tiên khi bé 6 tuổi, đây là một chiếc răng hàm. Chiếc răng hàm này đặc biệt quan trọng để giữ vị trí mọc răng của những chiếc răng khác; nó còn có nhiều tên gọi: răng 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn thứ nhất, hoặc răng cối lớn thứ nhất. Răng 6 tuổi hay bị tưởng lầm là răng sữa nên bị để hư rất đáng tiếc.

Răng sữa có vai trò gì?

Theo chia sẻ từ các bác sĩ nha khoa trẻ em cho biết, đa số các bậc phụ huynh thường cho rằng bộ răng sữa sau này sẽ được thay bởi răng vĩnh viễn nên thường không quan tâm đến việc giữ gìn, chăm sóc răng miệng cho trẻ. Thực tế, bộ răng sữa có nhiều chức năng quan trọng như:

  • Về hệ tiêu hóa: Răng sữa giúp bé thực hiện chức năng ăn nhai trong những năm đầu đời.
  • Giữ khoảng: Mỗi răng sữa tương ứng sẽ được thay thế bằng một răng vĩnh viễn cho nên răng sữa được xem là bộ giữ khoảng tốt nhất cho răng vĩnh viễn sau này mọc.
  • Kích thích sự phát triển của xương hàm: Việc bé sử dụng răng sữa ăn nhai chính là giúp cho hệ thống sọ mặt phát triển bình thường.
  • Chức năng phát âm: Nếu mất răng sữa, bé sẽ khó phát ra một số âm mà cần có sự phối hợp giữa răng và lưỡi, môi.

Chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ đúng cách

Các bậc phụ huynh cần chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi bé còn là trẻ sơ sinh, giai đoạn này bố mẹ có thể dùng gạc xỏ vào ngón tay, thấm một ít nước muối sinh lý và xoa đều mặt lưỡi, mặt nướu, cho bé uống nước sau mỗi lần ăn và bú.

Khi mọc chiếc răng cửa đầu tiên, phụ huynh vẫn có thể áp dụng phương pháp trên. Đến khi bé nhiều răng hơn thì bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ, lông thật mềm để đánh răng. Bạn nên mua cho bé những bàn chải màu sắc và hình vui nhộn. Lưu ý dùng kem đánh răng có vị ngọt, hương thơm cho trẻ. Bởi trẻ có thể nuốt kem bất cứ lúc nào nên bạn chỉ lấy lượng kem vừa phải.

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược TPHCM giai đoạn này trẻ dễ dàng bị các vi khuẩn gây bệnh răng miệng tấn công, do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt, nếu có ăn ngọt nên ăn cùng bữa ăn chính để kết hợp đánh răng ngay sau bữa ăn.

Tránh thói quen cho trẻ bú đêm và bú bình, bởi điều này không tốt cho trẻ, vì ban đêm khi bé ngủ, lượng nước bọt sẽ giảm đáng kể nên việc cho bé bú đêm sẽ dẫn tới hiện tượng đa sâu răng.

Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng men răng sữa mềm hơn răng vĩnh viễn nhiều, dẫn đến việc trẻ rất dễ bị sâu răng sữa và sâu răng cũng tiến triển rất nhanh cho nên tốt nhất là cho bé tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần.

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...