Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc khi bị bệnh nhiệt miệng

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc khi bị bệnh nhiệt miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc một lần trong đời. Đa số các trường hợp nhiệt miệng không cần điều trị. Tuy nhiên, một số thuốc trị nhiệt miệng và các biện pháp tại nhà có thể giảm đau và trị viêm do nhiệt miệng.

Phương pháp điều trị nhiệt miệng tại nhà

Theo kênh kỹ thuật phục hình răng chia sẻ: Nếu bạn bị nhiệt miệng, một số phương pháp điều trị tại nhà có thể được sử dụng để giúp làm giảm đau hoặc kích ứng gây ra do đau và tăng tốc độ lành bệnh:

  • Thuốc bôi trực tiếp trên vết loét, nước súc miệng và các loại thuốc uống có thể giảm đau hoặc viêm.
  • Ngậm đá lạnh tan dần trong miệng để làm dịu cơn đau.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính axit như các loại trái cây họ cam quýt hoặc các loại thực phẩm cay có thể làm cơn đau tăng lên.
  • Nếu bị thiếu hụt vitamin (bác sĩ có thể kiểm tra vấn đề này), hãy bổ sung vitamin theo toa.
  • Đánh răng nhẹ nhàng và sử dụng bàn chải có lông mềm.
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda. Trộn 1 muỗng cà phê baking soda vào một nửa chén nước và súc miệng.
  • Biện pháp tự nhiên khác bao gồm nước súc miệng goldenseal, súc miệng cam thảo deglycyrrhizinated (DGL) với nước ấm và súc nước muối.
  • Viên ngậm kẽm có thể giúp giảm đau nhanh và mau lành. Không cho trẻ nhỏ ngậm viên này vì chúng có nguy cơ gây nghẹt thở.
  • Hỗn hợp vitaminC, vitamin B và lysine có thể uống khi tổn thương mới xuất hiện và có thể giúp nhiệt miệng nhanh lành.
  • Các thảo dược từ cây xô thơm và hoa cúc hòa vào nước được sử dụng như nước súc miệng 4–6 lần mỗi ngày.
  • Cà rốt, nước ép cần tây, dưa đỏ cũng có thể hữu ích.

Tuy nhiên, bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ phương thuốc điều trị tại nhà vì nhiều cách không được thử nghiệm một cách khoa học hoặc chứng minh có hiệu quả.

Dược sĩ hướng dẫn các loại thuốc trị nhiệt miệng

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc dạng bôi và một số nước súc miệng khi bị nhiệt miệng:

  • Gel bôi hay thuốc mỡ thường được sử dụng điều trị nhiệt miệng.
  • Thuốc bôi giảm đau: các thuốc dạng gel như benzocaine (Orajel, Orabase) và lidocain (một chất gây tê) được sử dụng trực tiếp trên chỗ đau, viêm loét để giảm đau hoặc khó chịu.
  • Thuốc bôi chống viêm: các loại thuốc steroid như acetonide triamcinolone hoặc fluocinonide được sử dụng tại chỗ để giảm viêm.
  • Các thuốc kháng sinh tại chỗ: các loại thuốc này có thể được kê toa bởi bác sĩ hoặc nha sĩ nếu nhiệt miệng có khả năng bị nhiễm vi khuẩn.

Một số loại nước súc miệng có thể được sử dụng để điều trị chứng đau do nhiệt miệng bao gồm:

  • Diphenhydramine dạng huyền phù có sẵn không cần toa và có thể được sử dụng như một loại nước súc miệng vì nó có tác dụng gây tê tại chỗ trên các mô miệng và vết loét. Bạn ngậm dung dịch trong miệng, súc khoảng 30 giây đến 1 phút và nhổ ra. Không nuốt dung dịch này.
  • Các loại nước súc miệng có chứa steroid chống viêm được kê toa giúp giảm viêm tại vết loét.
  • Nước súc miệng kháng sinh chứa tetracycline có thể được kê toa và có hiệu quả giảm đau cũng như mau lành vết loét. Không sử dụng tetracycline nếu bạn đang mang thai, người bị dị ứng với tetracycline hoặc trẻ dưới 16 tuổi.
  • Một số thuốc trị nhiệt miệng dạng uống cũng có thể giúp giảm các triệu chứng nhiệt miệng như:
  • Các thuốc giảm đau không cần toa như ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol) hoặc naproxen (Aleve) có thể được sử dụng giảm khó chịu do nhiệt miệng.
  • Viên ngậm kẽm hay vitamin B và C cũng có thể giúp giảm các triệu chứng.

Tuyển sinh nha khoa

Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo trung cấp y nha khoa tại hai thành phố lớn của cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các thí sinh có tình yêu và đam mê với ngành nha khoa có cơ hội họa tập và theo đuổi ước mơ của bản thân.

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Hà Nội: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội (Cơ sở đào tạo thực hành bên trong Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương).

☎ Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258

Địa chỉ nộp hồ sơ tuyển sinh tại Sài Gòn: Số 217 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Có thể bạn quan tâm

Mòn răng: hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, phương pháp ngăn ngừa và điều trị

Mòn răng xảy ra khi lớp men răng bị tác động của acid từ thức ...