Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Nhiệt Miệng >> 5 bài thuốc chữa nhiệt miệng mùa hè tự chế tại nhà

5 bài thuốc chữa nhiệt miệng mùa hè tự chế tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mùa hè luôn khiến bạn phải đối mặt với bệnh nhiệt miệng, dưới đây sẽ là những bài thuốc giúp bạn có thể trị căn bệnh này ngay tại nhà.

Mùa hè luôn khiến bạn phải đối mặt với bệnh nhiệt miệng
Mùa hè luôn khiến bạn phải đối mặt với bệnh nhiệt miệng

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Cơ thể chúng ta thường chịu nhiều tác động về nhiệt (thực phẩm, thời tiết, môi trường…), do đó, một trong những căn bệnh liên quan đến nhiệt vào mùa hè thì dễ gặp nhất đó là là nhiệt miệng.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa “mát”, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.

Nhiệt miệng là bệnh răng miệng lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.

Những bài thuốc chữa nhiệt miệng tại nhà

Bài 1: Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

Uống nước khế chua chữa nhiệt miệng
Uống nước khế chua chữa nhiệt miệng

Bài 2: Uống nước khế chua: Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Bài 3: Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược thì cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

Bài 4: Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Bài 5: Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

Theo Phục hình răng

Có thể bạn quan tâm

Hiểu rõ hơn về răng nhiễm fluor và cách bảo vệ răng của bạn

Răng nhiễm fluor xảy ra khi cơ thể tiêu thụ fluor ở mức cao trong ...