Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Nha Khoa >> Phòng Ngừa Những Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Nhổ Răng

Phòng Ngừa Những Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Nhổ Răng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Chúng ta thường được khuyên nên nhổ răng khôn nếu răng mọc lệch để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhưng nếu bạn không tìm hiểu kĩ thì việc này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

nho-rang
Những biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng

Nhổ răng là biện pháp nhằm điều trị và khắc phục các bệnh răng miệng. Thường thực hiện khi răng bị hư hại hoặc do răng khôn mọc lệch. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải một số những biến chứng sau khi nhổ răng dưới đây:

  • Chảy máu kéo dài: Triệu chứng này xảy ra có thể do răng đã nhổ ở vị trí trên nền u máu xương hàm, vết thương bị rách, uống bia rượu sau khi nhổ răng,… Triệu chứng này có thể khiến cơ thể mất máu nhiều gây choáng váng, mệt mỏi hay ngất xỉu gây nguy hiểm.
  • Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng: Nguyên nhân khiến răng bị nhiễm khuẩn sau khi nhổ thường gặp là do dụng cụ nhổ hoặc chăm sóc răng chưa vệ sinh.Chúng để lại những cơn đau dữ dỗi và có thể kéo dài đến 2-3 tuần, nếu không kịp thời khám chữa có thể làm nhiễm trùng lan rộng, nguy hiểm nhất là gây nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong.
  • Tổn thương dây thần kinh: Triệu chứng thường gặp phải khi nhổ răng khôn, bởi đây là vị trí tập trung rất nhiều dây thần kinh. Biểu hiện ngay sau khi nhổ là tình trạng ngứa ran, tê ở lưỡi, môi, cằm và nướu. Những cơn đau sẽ xuất hiện vài tuần hoặc vĩnh viễn nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Khô ổ cắm răng: là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi nhổ răng khôn, làm xuất hiện cục máu đông ở ổ cắm răng. Bệnh nhân khi này sẽ gặp khó khăn khi ăn uống do những cơn đau khó chịu kéo dài dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước khi nhổ răng cần lưu ý:

nho-rang-khon-co-dau-khong

Những lưu ý khi nhổ răng khôn.

Ở những thời điểm nào thì không nên nhổ răng: Khi sức khỏe đang yếu kém, ở thời kì đèn đỏ, khi mắc các bệnh về tim, phổi, tiểu đường, dị ứng hay máu cần kiểm tra kĩ.

Những xét nghiệm cần thiết: Nếu bị hoặc nghi ngờ bị các chứng bệnh về máu cần xét nghiệm máu để kiểm tra công thức, thời gian đông và chảy máu. Xét nghiệm tình trạng bệnh lí đang mắc trước khi thực hiện nhổ răng.

Nhổ bao nhiêu cái một lúc: Không nên nhỏ liên tục nhiều răng, tránh gây mất máu quá nhiều và đau toàn bộ hàm. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và bệnh lí của mỗi người có thể cân nhắc nhổ nhiều hơn một cái. Lúc này cần có sự theo dõi và chỉ dẫn của các kỹ thuật viên phục hình răng.

Những lưu ý sau khi nhổ răng:

– Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay giảm đau khi không có chỉ dẫn của bác sĩ

– Vệ sinh răng miệng đúng cách, rửa hằng ngày với nước muối sinh lý ấm.

– Không uống rượu bia, đồ uống lạnh sau khi nhổ răng.

– Theo dõi tình trạng sức khỏe và biểu hiện sau khi nhổ.

Có thể bạn quan tâm

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng chảy máu chân răng liên tục?

Tình trạng chảy máu chân răng liên tục và kéo dài, có thể là dấu ...