Danh mục
Trang chủ >> Bệnh Răng Miệng >> Bệnh Hôi Miệng >> Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh hôi miệng ở trẻ em?

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh hôi miệng ở trẻ em?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sức khỏe răng miệng của trẻ em do không ý thức được sự cần thiết của vệ sinh răng miệng đúng cách cho nên rất dễ dẫn đến bệnh hôi miệng. 

Một số nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ em

Do bé vệ sinh răng miệng kém: Bệnh hôi miệng ở trẻ em thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cách vệ sinh răng miệng chưa phù hợp. Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, dù ở độ tuổi nào đi nữa vệ sinh răng miệng là rất cần thiết, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do trẻ chưa tự giác được việc vệ sinh răng miệng cho bản thân nếu bố mẹ không nhắc nhở hoặc giúp bé đánh răng, súc miệng thường xuyên hoặc có vệ sinh nhưng không đúng cách thì các cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng. Trong một thời gian dài, những vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé sẽ tương tác với những thức ăn đó và bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu và làm hại rất nhiều đến men răng của bé.

Do bé bị khô miệng: Nếu bé đang gặp phải tình trạng ngạt mũi và phải thở bằng miệng thì lúc đấy những vi khẩn ở trong môi trường lại càng có cơ hội vào trong miệng bé sinh sôi và phát triển nhiều hơn.

Do bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp: Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp như nhiễm trùng xoang viêm họng, viêm tiểu phế quản cũng là nguyên nhân gây nên hơi thở bé có mùi hôi. Nguyên nhân ít gặp hơn là do nhiễm trùng ở họng khi bị viêm họng hoặc viêm amiđan. Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở.

Do bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả: Ngoài ra, bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ thêm, thói quen mà bất cứ trẻ nào cũng trải qua đó là mút ngón tay và ngậm ti giả cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên xuyên có thói quen này thì nguy cơ càng nhiều, do các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể xâm lấn vào miệng của bé và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu.

Do bé mắc phải các bệnh lý răng miệng: Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng khác như bé bị viêm nướu, viêm chân răng… làm lợi bé bị tổn thương dẫn đến tình trạng sưng tấy, không được làm sạch vi khuẩn trong miệng sẽ sinh ra hơi thở khó chịu và có mùi hôi

Giảng viên Kỹ thuật Phục hình răng chia sẻ,cha mẹ cần phải điều trị sớm các tình trạng khi bé bị hôi miệng sẽ tránh được những bệnh lý về khoang miệng gây nguy hiểm tới sức khỏe cho trẻ. Các bậc phụ huỳnh hãy chú ý khi chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ và điều trị kịp thời nhé.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chi tiết về quá trình thay răng sữa ở trẻ nhỏ

Quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn là một quy luật tự nhiên ...