Danh mục
Trang chủ >> Nha Khoa Trẻ Em >> Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ bị khe hở môi – vòm miệng

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ bị khe hở môi – vòm miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khe hở môi – vòm miệng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và đời sống tinh thần của trẻ sau này. 

khe-ho-1

Hướng dẫn cách chăm sóc răng cho trẻ bị khe hở môi – vòm miệng

Khe hở môi – vòm miệng là gì?

Theo tin tức Y tế Việt Nam: Khe hở môi – vòm miệng là hàm mặt bị dị tật bẩm sinh, biểu hiện của sự tách rời, không liên tục giữa môi và vòm miệng. Khi trẻ bị khe hở môi – vòm miệng có thể khiến cho trẻ gặp nhiều vấn đề về sâu răng, lệch lạc răng, mất răng, răng mọc ở các vị trí bất thường… gây mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của trẻ sau này.

Do đó, khi các phụ huynh có con em bị khe hở môi – vòm miệng cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng của trẻ, giúp tránh được nhiều vấn đề về răng miệng do khe hở môi – vòm miệng gây ra. Đồng thời, chăm sóc răng miệng đúng cách còn góp phần hỗ trợ cho cuộc phẫu thuật hoặc điều trị phục hình răng được thành công và có kết quả tích cực hơn.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ bị khe hở môi – vòm miệng

khe-ho-2

Nên chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để chải răng cho trẻ

Chăm sóc răng giai đoạn sớm

Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Răng của trẻ bị khe hở môi – vòm miệng vẫn có thể phát triển khỏe mạnh nếu biết cách chăm sóc phù hợp. Phụ huynh sẽ được các chuyên gia hướng dẫn cụ thể từ việc việc đánh răng, bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để chải răng và nên chú trọng ở các vùng răng quanh khe hở.

Đồng thời, nếu răng trẻ có những vấn đề đặc biệt về răng miệng, trẻ cần phải được đi khám răng khi trẻ được 1 tuổi hoặc có thể sớm hơn để được phát hiện và điều trị kịp thời. Và khi trẻ bắt đầu lên 3 tuổi thì phải cần được đi thăm khám định đình và thường xuyên.

khoe-7

Răng có thể mọc lệch lạc hoặc chen chúc do các vết sẹo mổ

Chăm sóc răng trong thời gian điều trị bệnh

Độ tuổi từ 6 – 15 tuổi trẻ bị khe hở môi – vòm miệng có thể được tiến hành phẫu thuật, đây cũng là thời gian xương hàm trên của trẻ kém phát triển do các vết sẹo mổ, khiến răng có thể mọc lệch lạc và chen chúc nhau. Do đó, trẻ cần phải được điều trị chỉnh nha để răng được thẳng đều với các khí cụ chỉnh hình.

Răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc khi trẻ vào khoảng 7 – 9 tuổi, khi đó chúng ta sẽ tiến hành sửa chữa các phần xương cần cho răng mọc bị khuyết thiếu bằng cách phẫu thuật ghép xương ổ răng. Đến khi trẻ lên 8 – 12 tuổi, chúng ta tiến hành điều chỉnh nha đưa răng về đúng vị trí, sắp thẳng đều trên cung hàm với các mắc cài.

Tuy quy trình điều trị phức tạp và điều hỏi thời gian điều trị phải lâu dài và liên tục, nhưng việc lưu giữ các răng mang khí cụ được tối đa và sức khỏe răng miệng sẽ được duy trì tốt hơn, đồng thời giúp cho việc điều trị sẽ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần phải tiến hành theo dõi, tăng cường vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của các Bác sĩ chuyên khoa.

khe-ho-3

Nên tiến hành duy trì chăm sóc răng miệng cho trẻ lâu dài và liên tục

Duy trì chăm sóc răng miệng

Các Nha sĩ Cao đẳng – Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Những răng vẫn còn bị mất hay vẫn còn thiếu thẩm mỹ sau khi đã được điều trị nắn chỉnh răng và phẫu thuật, chúng ta có thể thay thế chúng bằng các răng giả, cầu răng hoặc cấy implant. Đồng thời, Bác sĩ sẽ dùng các khí cụ bịt lỗ thông mũi miệng để trẻ có thể phát âm được tốt hơn. Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng đúng cách thì cần phải thăm khám định kì 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng có thể gặp trong thời gian điều trị.

Chúc các bạn chăm sóc răng miệng cho trẻ bị khe hở môi – vòm miệng thành công, các trẻ có thể lấy lại được sự tự tin và hồi phục tốt hơn.

Nguồn: phuchinhrang.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Có nên áp dụng phương pháp đánh răng bằng muối hàng ngày?

Đánh răng bằng muối là phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, dễ ...